Thủ Tục Xin Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam
Mỗi năm, có đến hơn hàng chục ngàn lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc, và hầu hết đều thuộc trường hợp phải xin giấy phép lao động để có thể làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói, giấy phép lao động (bên cạnh VISA, Thẻ tạm trú) là giấy tờ quan trọng nhất của người lao động nước ngoài khi đến Việt Nam.
Giấy phép lao động là gì?
- Giấy phép lao động là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài để làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
Những ai cần có giấy phép lao động?
- Người lao động nước ngoài làm việc trên lãnh thổ Việt Nam trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Nếu rơi vào trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì có được làm việc tại Việt Nam hay không ?
- Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì vẫn có thể làm việc tại Việt Nam nhưng cần làm thủ tục để xinv văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
- Các trường hợp không thuộc diện cấp Giấy phép lao động như: Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của Công ty TNHH; là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần; Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài; hoặc vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ, xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp; Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam…
Tại sao bạn phải có giấy phép lao động (GPLĐ) ?
- Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động nước ngoài khi làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nếu làm việc mà không có GPLĐ (hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ) thì NLĐNN và công ty sẽ bị xử phạt hành chính (lên đến 25 triệu với cá nhân NLĐ và 75 triệu với công ty), buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Các văn bản liên quan đến thủ tục cấp GPLĐ cần đọc:
- Bộ luật lao động (Mục 3 Chương XI)
- Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Nghị định số 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 152/2020
Điều kiện cấp GPLĐ
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xoá án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Hồ sơ cấp GPLĐ
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo mẫu số 11/PLI
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ
- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định
- 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài
Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc biệt sẽ có yêu cầu thêm trong hồ sơ.
Các giấy tờ quy định tại các điểm 2, 3, 4, 6 và 8 nêu trên phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; Các giấy tờ trên cũng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục cấp giấy phép lao động:
- Xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài: nộp đơn giải trình theo mẫu số 01/PLI đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương trước khi sử dụng lao động nước ngoài ít nhất 15 ngày làm việc. Nếu được chấp thuận, DN sẽ được cấp Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Ngoài ra, có một số trường hợp được miễn làm thủ tục này, vd như: trưởng Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài , hoặc người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại của DN nước ngoài tại Việt Nam …
- Sau khi có chấp thuận nhu cầu sử dụng NLĐ NN, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở LĐTBXH.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở LĐTBXH sẽ cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu.
Sau khi được cấp giấy phép lao động thì DN và NLĐ NN phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định trước ngày dự kiến làm việc.
Thủ tục Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
- Hồ sơ đề nghị gồm:
- Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định;
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài);
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
- Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
- Các giấy tờ quy định tại điểm b, c và đ nêu trên là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực theo quy định.
- Hồ sơ trên sẽ nộp về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ có văn bản xác nhận gửi trả lại doanh nghiệp (trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do).
Trong thực tế việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép lao động có thể có một số khó khăn như:
- Xác định xem có thuộc trường hợp Không thuộc diện cấp GPLĐ hay không ?
- Xác định xem có thuộc trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hay không ?
- Tìm kiếm nơi khám sức khỏe phù hợp theo quy định (danh sách các bệnh viện có thể khám sức khỏe xin GPLĐ).
- Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ, đặc biệt là việc hợp pháp hóa lãnh sự.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đừng quên việc phải làm báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài định kỳ cho Sở lao động (2 lần 1 năm: Trước ngày 05/07 và ngày 05/01 của năm sau).
Do đó nếu không có kinh nghiệm bạn nên liên hệ một đơn vị tư vấn có chuyên môn hỗ trợ, đảm bảo tính chính xác của hồ sơ, tránh mất thời gian, chi phí cho DN, ảnh hưởng đến việc bố trí sắp xếp công việc.
Nếu có vấn đề thắc mắc, xin đừng ngần ngại Liên hệ với An Luật Việt Nam Công ty chúng tôi, với đội ngũ Luật sư, tư vấn viên giàu kinh nghiệm, sẽ tư vấn cho khách hàng để có thể hoàn thiện mọi hồ sơ, thủ tục liên quan đến giấy phép lao động; đảm bảo an toàn pháp lý và lợi ích hợp pháp cho mọi hoạt động của khách hàng.
Liên hệ Luật sư
ĐT: (+84) 986 995 543
Email: info@anlawvietnam.com
08:00 – 18:00 (GMT+7) Thứ 2 – Thứ 6