Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Tại Việt Nam
Nhãn hiệu doanh nghiệp là dấu hiệu để người tiêu dùng nhận biết doanh nghiệp trên thị trường. Về tầm nhìn lâu dài, doanh nghiệp luôn cần phải đăng ký để nhãn hiệu/thương hiệu được nhà nước bảo hộ, tránh việc bị kẻ xấu giả mạo hàng hóa dịch vụ, gây ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp.
Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hiệu nỗi tiếng:
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Ngoài nhãn hiệu riêng của một chủ sở hữu thì còn có Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận, Nhãn hiệu liên kết.
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Các văn bản pháp luật liên quan:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ, thủ tục:
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ (đối với nhãn hiệu thì cần file mẫu, kích thước trong khoảng 3 – 8 cm với định dạng jpeg. Và nếu cần đăng ký nhãn hiệu màu thì cần 10 mẫu nhãn hiệu có màu sắc theo thiết kế).
- Giấy uỷ quyền (theo mẫu giấy ủy quyền – An Luật Việt Nam).
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Nơi nhận hồ sơ: Cục Sở hữu trí tuệ
Thời gian xử lý:
-
Thời gian thẩm định đơn đăng ký: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
-
Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: Tại tháng thứ hai kể từ ngày đơn được chấp thuận.
-
Thời hạn thẩm định hồ sơ: 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
-
Tổng thời gian thực hiện: Khoảng 12 tháng.
Một số chia sẻ thêm:
Ngoài đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp (tên, logo doanh nghiệp), doanh nghiệp còn có thể đăng ký:
- Tên sản phẩm: Tên tự đặt của từng sản phẩm (cũng là đăng ký nhãn hiệu) cũng như cách thức thể hiện tem, nhãn mác, thẻ bài… của sản phẩm
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Hình dáng thể hiện bên ngoài của sản phẩm (phải có sự khác biệt với các sản phẩm khác)
- Đăng ký sáng chế: Thiết kế kỹ thuật hoặc công thức làm ra sản phẩm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài theo quy trình Xử lý đơn Madrid.
“Đơn Madrid” là đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu nộp theo Thỏa ước Madrid hoặc theo Nghị định thư Madrid.