Vai trò của luật sư trong vụ án dân sự
Trong đời sống xã hội, khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp và các bên không thể nào tự mình giải quyết được thì phương án hữu hiệu nhất để phân xử đó là khởi kiện ra tòa án, đề nghị mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự.
Có nhiều loại tranh chấp dân sự, như:
- Tranh chấp thừa kế.
- Tranh chấp về đất đai
- Các vụ việc hôn nhân gia đình (ly hôn, phân chia tài sản chung, phân chia quyền nuôi con…)
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp lao động.
- Tranh chấp thương mại
Văn bản có liên quan:
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Bộ luật dân sự 2015.
- Và các văn bản luật chuyên ngành có liên quan như Luật đất đai 2013, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Lao động 2019…
Thủ tục khởi kiện:
Thông thường, việc khởi kiện sẽ thực hiện theo 3 bước (để tòa án thụ lý):
- B1. Lập và nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án. Hồ sơ khởi kiện chủ yếu gồm:
+ Đơn khởi kiện.
+ Thông tin của bị đơn
+ Các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nội dung tranh chấp. - B2. Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
- B3. Cá nhân nhận thông báo và nộp tạm ứng án phí theo quy định. Sau đó nộp lại biên lai đã nộp tạm ứng án phí cho tòa để tòa án chính thức thụ lý.
Vai trò của luật sư trong vụ án tranh chấp:
Thủ tục tố tụng tại tòa án thực tế gồm rất nhiều công việc, vd như: soạn thảo đơn khởi kiện, nộp đơn khởi kiện, nộp bằng chứng, lấy ý kiến, hòa giải tại toà, trích lục hồ sơ, gửi yêu cầu phản tố (nếu là bị đơn), tham gia các buổi xét xử …
- Tùy vào thời điểm luật sư tham gia vào vụ việc, luật sư sẽ có thể thực hiện một phần, hoặc toàn bộ các công việc trên. Trong đó, công việc quan trọng nhất đó là phân tích các vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ tranh chấp, từ đó xác định những người có liên quan (ai là bị đơn, ai là người có quyền và nghĩa vụ liên quan …).
Căn cứ vào các phân tích này, luật sư có thể tư vấn cho khách hàng về những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi bên trong hồ sơ vụ việc, cũng như hướng tìm kiếm chứng cứ bảo vệ cho quyền lợi; qua đó xây dựng các phương án để các bên thương lượng, hòa giải cũng như để tranh tụng tại tòa án. - Trong trường hợp đã có bản án sơ thẩm: việc thực hiện kháng cáo (và sau đó là tham gia phiên tòa phúc thẩm, hay xa hơn là làm đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm) hay thi hành án đối với bản án có hiệu lực cũng là những công việc rất quan trọng.
Trường hợp kháng cáo; luật sư sẽ căn cứ vào bản án sơ thẩm để chọn lựa những điểm cần/nên kháng cáo, tư vấn cho thân chủ để thân chủ quyết định. Sau đó sẽ làm và nộp đơn kháng cáo theo thời hạn quy định.
Trường hợp đã có bản án có hiệu lực thì luật sư sẽ tham gia để đảm bảo việc thi hành án đúng nội dung của bản án (đặc biệt là trong trường hợp bên có trách nhiệm theo bản án không tự nguyện thực hiện thì phải thông qua cơ quan Thi hành án).