Khởi kiện tranh chấp đất đai
Đất và nhà ở là một tài sản lớn, và hiện tại có khá nhiều trường hợp tranh chấp dân sự liên quan đến việc việc sở hữu, sử dụng nhà, đất. Hầu hết các tranh chấp này đều phải giải quyết tại tòa án, với thời gian rất dài.
Các trường hợp tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trên đất thường gặp hiện nay gồm:
- Tranh chấp thừa kế, bao gồm yêu cầu công nhận/không công nhận di chúc của người đã mất, yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật; đặc biệt là các trường hợp tài sản đã trải qua nhiều đời chủ, nhiều thế hệ.
- Tranh chấp liên quan đến ranh giới đất, lấn chiếm đất
- Tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Văn bản có liên quan:
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Bộ luật dân sự 2015.
- Luật đất đai 2013.
Hòa giải tranh chấp về đất đai:
- Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, các tranh chấp về đất đai phải được hòa giải ở UBND cấp xã trước khi thực hiện các bước giải quyết tiếp theo.
- Việc hòa giải sẽ được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã.
- Biên bản xác nhận hòa giải không thành sẽ là một thành phần phải có trong hồ sơ khởi kiện tại tòa án.
Khởi kiện tại tòa án:
Trong trường hợp không thể hòa giải, thì một trong hai bên có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết.
Hồ sơ khởi kiện gồm có:
- Đơn khởi kiện.
- Thông tin của bị đơn
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan đến mảnh đất tranh chấp
- Biên bản hòa giải không thành.
Sau khi tòa nhận đơn, có yêu cầu đóng tạm ứng án phí, người nộp đơn cần nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai đã nộp tạm ứng án phí cho tòa để tòa án chính thức thụ lý.
Vai trò của luật sư trong vụ tranh chấp:
- Thủ tục tố tụng tại tòa án thực tế gồm rất nhiều công việc, ví dụ như: nộp đơn khởi kiện, nộp bằng chứng, lấy ý kiến, hòa giải tại toà, trích lục hồ sơ, gửi yêu cầu phản tố (nếu là bị đơn), tham gia các buổi xét xử …
- Trong trường hợp đã có bản án sơ thẩm, công việc tiếp theo là kháng cáo, tham gia phiên tòa phúc thẩm (và thậm chí là phải làm đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nếu không đồng ý với bản án phúc thẩm). Trong trường hợp đã có bản án có hiệu lực thì phải tiếp tục thực hiện việc thi hành án (trong trường hợp bên có trách nhiệm theo bản án không tự nguyện thực hiện thì phải thông qua cơ quan Thi hành án).
- Nếu như không có chuyên môn, cá nhân sẽ có thể bỏ sót các công việc quan trọng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Vì vậy, thông thường với các vụ án tranh chấp về đất đai, nguyên đơn và bị đơn (cũng như những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) thường sẽ nhờ luật sư hỗ trợ để đảm bảo không bỏ sót các công việc.
- Mặt khác, khá nhiều vụ tranh chấp thực tế lại có thể xử lý ở khâu hòa giải tại tòa, khi các bên nghe được phân giải của thẩm phán và luật sư của các bên. Luật sư, với hiểu biết pháp luật của mình, có thể diễn giải và đưa ra các giải pháp cho mâu thuẫn giữa hai bên, đảm bảo được quyền và lợi ích của tất cả các bên (hơn là việc giải quyết tranh chấp theo các quy định cứng của pháp luật).
An Luật Việt Nam với đội ngũ các Luật sư giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng, phân tích các vấn đề pháp lý trong tranh chấp giữa các bên, đồng thời xây dựng các phương án để giải quyết tốn nhất tranh chấp này, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
An luật Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng để tham gia tranh tụng tại tòa án các vụ tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trước tòa án.