Thủ Tục Thay Đổi Đăng Ký Đầu Tư
Điều 41 Luật Đầu tư 2020 có quy định “Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.”
Trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong những trường hợp sau, Nhà đầu tư có dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư:
- Thay đổi mục tiêu đã nêu tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
- Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
- Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư dẫn đến tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ đã được chấp thuận.
- Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
- Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư.
Văn bản liên quan:
- Luật Đầu tư 2020.
- Luật sửa đổi năm 2022.
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.
- Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định về biểu mẫu.
Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư:
Nếu điều chỉnh nội dung dự án đầu tư mà không thuộc trường hợp phải điều chỉnh chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư:
-
Thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu).
– Tài liệu liên quan đến việc thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư. -
Trường hợp điều chỉnh các nội dung khác của dự án đầu tư:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu).
– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
– Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư (nếu có).
-
Trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu);
– Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
– Hợp đồng hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư;
– Bản sao tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có);
– Bản sao Hợp đồng BCC (đối với dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BCC);
– Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc báo cáo kiểm
toán vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Điều chỉnh chủ trương đầu tư:
Với các trường hợp phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư (nếu có).
Số lượng bộ hồ sơ cần lập sẽ tùy thuộc vào cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
- Nếu nộp lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 8 bộ
- Nếu nộp lên UBND cấp tỉnh (thông qua cơ quan đăng ký đầu tư): 4 bộ
- Nếu nộp lên Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: 4 bộ.
- Nếu nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư: 1 bộ
- Thời hạn giải quyết sẽ phụ thuộc vào tính chất của dự án đầu tư.
Thực tế, việc điều chỉnh dự án đầu tư (trừ trường hợp thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư) khá phức tạp, vì sẽ dẫn đến việc phải thẩm định lại nhiều giấy tờ, cũng như phải xem xét đến tiến độ, tình hình triển khai dự án. Vì vậy, doanh nghiệp nên liên hệ đến các đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để hỗ trợ xây dựng hồ sơ đăng ký điều chỉnh, nhằm hạn chế các sai sót, gây tốn kém thời gian, tiền bạc.
Nếu còn có vấn đề thắc mắc, xin đừng ngần ngại Liên hệ với An Luật Việt Nam. Công ty chúng tôi với đội ngũ Luật sư, tư vấn viên giàu kinh nghiệm, sẽ tư vấn cho khách hàng để có thể hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan để có hoàn tất việc đăng ký đầu tư, vận hành dự án đầu tư ở Việt Nam; đảm bảo an toàn pháp lý và lợi ích hợp pháp cho mọi hoạt động của khách hàng.