Tư Vấn Soạn Thảo Hợp Đồng Thuê Nhà
Thuê nhà (để ở, để kinh doanh, hoặc cả hai) là một hình thức thuê tài sản. Việc thuê nhà cần được lập thành văn bản để ghi nhận đầy đủ các thỏa thuận của hai bên, tránh tranh chấp sau này.
Văn bản liên quan:
Luật Nhà ở 2014.
Luật Nhà ở 2014 quy định, hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản, và phải có các nội dung sau:
- Thông tin của các bên, bao gồm: Họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức và địa chỉ của các bên. Luật không quy định, nhưng các bên nên ghi thêm thông tin về CCCD của cá nhân; mã số thuế/ mã số doanh nghiệp của tổ chức (và thông tin của người đại diện tổ chức để ký hợp đồng).
- Thông tin của căn nhà, đặc điểm của thửa đất ở gắn với căn nhà đó: số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ, sổ hồng); mục đích sử dụng, diện tích cụ thể của từng mục đích; địa chỉ, diện tích, số tầng xây dựng, hiện trạng; mục đích sử dụng…
- Giá thuê: Theo tháng, theo quý hay theo năm, có cần đặt cọc hay không; thời hạn và phương thức thanh toán.
- Thời hạn cho thuê: Theo ngày hay theo tháng, hay theo năm.
- Thời gian giao nhận nhà ở: Ngày cụ thể hoặc một số ngày trước ngày hiệu lực của hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền thu tiền của bên cho thuê, quyền sửa chữa nhà của bên thuê, quyền cho thuê lại (có hoặc không); trách nhiệm của bên cho thuê trong việc đảm bảo sự ổn định của nhà ở cho thuê, trách nhiệm của bên thuê trong việc giữ gìn nhà ở, hoàn trả lại nguyên trạng nhà ở sau khi hết hạn cho thuê … Đặc biệt là trách nhiệm kê khai thuế TNCN của bên cho thuê (ai là người kê khai, ai chịu tiền thuế).
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và họ tên của các bên (nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ chức vụ của người ký). Ngoài ra, đối với những hợp đồng cho thuê nhà có giá trị lớn, thời hạn thuê dài (đặc biệt là thuê mặt bằng để kinh doanh, thuê văn phòng làm việc) thì hai bên cũng có thể phải ký thêm phụ lục – nêu rõ các thông tin chi tiết khác mà hai bên đã thương lượng.
Ngoài ra, đối với những hợp đồng cho thuê nhà có giá trị lớn, thời hạn thuê dài (đặc biệt là thuê mặt bằng để kinh doanh, thuê văn phòng làm việc) thì hai bên cũng có thể phải ký thêm phụ lục – nêu rõ các thông tin chi tiết khác mà hai bên đã thương lượng.
Hợp đồng thuê nhà sẽ kết thúc khi:
- Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; nếu hai bên ký hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê thông báo cho bên thuê biết việc chấm dứt hợp đồng;
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
- Nhà ở cho thuê không còn (ví dụ: bị cưỡng chế phá dỡ);
- Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
- Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
- Chấm dứt do một bên thực hiện quyền đơn phương chấm dứt.
Hợp đồng thuê nhà là một loại hợp đồng dân sự, ghi nhận thỏa thuận của các bên – về việc thuê nhà. Hợp đồng thuê nhà bằng văn bản là tài liệu quan trọng để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên (và là điều kiện bắt buộc theo luật để thực hiện việc thuê nhà), làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thuê nhà. Vì vậy các bên cần xem xét cẩn thận các nội dung của hợp đồng trước khi ký kết, tránh những sai sót không đáng có, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến hợp đồng thuê nhà, xin đừng ngần ngại Liên hệ với An Luật Việt Nam để được hỗ trợ, tư vấn.