Dịch Vụ Tư Vấn Xây Dựng Điều Lệ Doanh Nghiệp
Điều lệ doanh nghiệp có thể coi là hiến pháp của một doanh nghiệp, quy định những quy tắc hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp như: ngành nghề hoạt động, vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của các chức danh điều hành doanh nghiệp (Chủ tịch công ty, chủ tịch HĐTV, chủ tịch HĐQT, Giám đốc, kế toán trưởng …), nguyên tắc phân phối lợi nhuận của chủ sở hữu…
Theo quy định pháp luật, điều lệ công ty còn là một văn bản bắt buộc phải có khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp.
Vì vậy, xây dựng điều lệ là một công việc vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện một cách nghiêm túc.
Văn bản liên quan:
Luật Doanh nghiệp 2020.
Điều lệ doanh nghiệp bắt buộc phải có đủ các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
- Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
- Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
Trên thực tế, khá nhiều doanh nghiệp đang lơ là nội dung điều lệ. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ sử dụng điều lệ mẫu được đăng tải trên website của Sở Kế hoạch – Đầu tư, thay tên, ngành nghề và vốn của doanh nghiệp vào. Trong khi đó, các nội dung liên quan đến thẩm quyền của những người quản lý công ty, nguyên tắc mời họp HĐTV hay ĐHĐCĐ cũng như điều kiện để thông qua các nội dung cuộc họp thường bị bỏ qua.
Đây là những quy định rất quan trọng, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng đến khi có các vấn đề quan trọng, như: xử lý khi những thành viên góp vốn không góp đủ vốn vào như đăng ký, đầu tư dự án với giá trị lớn, vay vốn, cho vay vốn với giá trị lớn, thành lập công ty con, tăng vốn điều lệ …
Vì vậy, tốt nhất các nhà đầu tư nên tìm đến một đơn vị tư vấn có đủ kiến thức, kinh nghiệm để hỗ trợ xây dựng điều lệ cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Trong trường hợp đã lỡ đăng ký điều lệ chưa chuẩn, có nhu cầu điều chỉnh lại cho phù hợp, doanh nghiệp vẫn có thể xây dựng lại điều lệ và thực hiện các thủ tục để thông qua nội dung bản điều lệ mới này.
Nếu còn có vấn đề thắc mắc, hoặc cần được hỗ trợ xin đừng ngần ngại Liên hệ với An Luật Việt Nam. Công ty chúng tôi với đội ngũ Luật sư, tư vấn viên giàu kinh nghiệm, sẽ tư vấn cho khách hàng để xây dựng hoàn thiện điều lệ của công ty mình.