Các Trường Hợp Miễn GPLĐ, Miễn Thủ Tục Xác Nhận Nhu Cầu Sử Dụng NLĐ Là Người Nước Ngoài
Để làm việc tại Việt Nam, người lao động nước ngoài cần phải có giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giấy phép này sẽ được miễn hoặc thủ tục xin cấp giấy phép lao động sẽ được giảm bớt, qua đó tạo thuận lợi cho việc sử dụng lao động nước ngoài của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI).
Giấy phép lao động (GPLĐ):
Là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài để làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
Người lao động nước ngoài (NLĐ NN) làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động: là các trường hợp NLĐ NN được miễn xin GPLĐ để làm việc tại Việt Nam. Việc này được xác định theo từng NLĐ NN.
Người lao động nước ngoài (NLĐ NN) làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động: là các trường hợp NLĐ NN được miễn xin GPLĐ để làm việc tại Việt Nam. Việc này được xác định theo từng NLĐ NN.
Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài:
Trước khi xin GPLĐ hay xin xác nhận NLĐ NN không thuộc diện cấp GPLĐ, doanh nghiệp cần phải xin cơ quan quản lý nhà nước về lao động (Bộ/Sở Lao động, Thương binh, Xã hội) chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Việc này được thực hiện theo từng vị trí công việc.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Các văn bản liên quan cần đọc:
- Bộ luật lao động (Điều 154)
- Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam – Điều 4, Điều 7.
- Nghị định số 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 152/2020
Các trường hợp NLĐ sẽ được miễn GPLĐ (không thuộc diện cấp giấy phép lao động) thường gặp:
- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty TNHH có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Là Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn 3 tỷ đồng trở lên.
- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia ở Việt Nam không xử lý được.
- Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
- Di chuyển trong nội bộ DN thuộc 11 ngành dịch vụ, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại (như văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài…)
- Vào Việt Nam để cung cấp một số dịch vụ theo chương trình, dự án ODA.
- Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, còn một số trường hợp ít gặp hơn như: Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; vào làm việc theo hộ chiếu công vụ; phóng viên nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam; luật sư nước ngoài được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; Tình nguyện viên làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế; Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam; các trường hợp vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết; các trường hợp theo thỏa thuận tại Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia…
Làm sao để xác định là NLĐ không thuộc diện cấp GPLĐ ?
Đối với trường hợp 01, 02, 04, 06: Trước khi NLĐ NN làm việc ít nhất 3 ngày, doanh nghiệp phải báo cáo với Bộ hoặc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc.
Đối với các trường hợp 03, 05, 07, 08, 09, 10: Trước khi NLĐ NN làm việc ít nhất 10 ngày, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đề nghị gồm các tài liệu sau tới Bộ hoặc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội:
- Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI;
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định;
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (trừ những trường hợp được miễn);
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị;
- Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
Các giấy tờ nêu trên (trừ mẫu 09/PLI) cần nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực theo quy định (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước của Việt Nam với các nước).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Bộ hoặc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội sẽ có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Nếu không xác nhận thì sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Một số trường hợp doanh nghiệp sẽ không phải làm thủ tục xin xác nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài:
- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty TNHH có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Là Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn 3 tỷ đồng trở lên.
- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia ở Việt Nam không xử lý được.
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại (như văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài…)
- Doanh nghiệp cần lưu ý xác định xem NLĐ NN của mình có thuộc diện phải xin cấp GPLĐ không, hoặc có phải được miễn việc xác nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hay không để thực hiện thủ tục cho đúng, tránh gây lãng phí thời gian, công sức.
Nếu có vấn đề thắc mắc, xin đừng ngần ngại Liên Hệ với An Luật Việt Nam. Công ty chúng tôi, với đội ngũ Luật sư, tư vấn viên giàu kinh nghiệm, sẽ tư vấn cho khách hàng để có thể hoàn thiện mọi hồ sơ, thủ tục liên quan đến giấy phép lao động; đảm bảo an toàn pháp lý và lợi ích hợp pháp cho mọi hoạt động của khách hàng.
Liên hệ Luật sư
ĐT: (+84) 986 995 543
E-mail: info@anlawvietnam.com
08:00 – 18:00 (GMT+7) Thứ 2 – Thứ 6