Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Tại Nước Ngoài
Hiện tại, rất nhiều thương hiệu của Việt Nam đã và đang dần tiến ra thị trường thế giới. Vì vậy, nhu cầu bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu của doanh nghiệp đã mở rộng hơn, không chỉ bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn có cả nhu cầu bảo hộ tại nước ngoài.
Thông thường, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài theo quy trình Xử lý đơn MADRID. “Đơn Madrid” là đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu nộp theo Thỏa ước Madrid hoặc theo Nghị định thư Madrid.
Các văn bản pháp luật liên quan:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ, thủ tục: Đối với đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam (Là Đơn Madrid yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại các thành viên khác của Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid nộp từ Việt Nam), chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu cần nộp các tài liệu sau đây:
-
Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
-
02 tờ khai MM2 theo mẫu của Văn phòng quốc tế bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp;
-
02 mẫu nhãn hiệu đúng như nhãn hiệu trong đơn đăng ký đã được nộp tại Việt Nam (đơn cơ sở) hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đăng ký cơ sở);
-
02 tờ khai MM18 bằng tiếng Anh (nếu đơn có chỉ định Hoa Kỳ);
-
Văn bản ủy quyền bằng tiếng Việt (tham khảo mẫu – An Luật Việt Nam);
-
Chứng từ nộp phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam;
-
Các tài liệu khác có liên quan (nếu cần). Thông thường sẽ cần các tài liệu sau:
+ Bản sao tờ khai đơn đã nộp.
+ Quyết định chấp nhận hợp lệ hoặc bản sao GCNĐKNH.
+ 10 mẫu nhãn hiệu màu kích thước nhỏ hơn 8cm x 8cm/05 mẫu nhãn hiệu đen trắng kích thước nhỏ hơn 8cm x 8cml/.
+ 03 bản tuyên bố sử dụng tại một số quốc gia chỉ định.
+ Thư lệnh mở rộng lãnh thổ đơn đăng ký quốc tế (tham khảo mẫu – An Luật Việt Nam).
Nơi nhận hồ sơ: Cục Sở hữu trí tuệ. Thời gian thẩm định: Tối đa 18 tháng, kể từ ngày hoàn tất việc nộp đơn.
Một số chia sẻ thêm: Ngoài ra, nếu nộp đơn trực tiếp vào một số quốc gia như Thailand, Canada, Mỹ, Úc, Malaysia, Ấn Độ, Tanzania thì tài liệu cần thiết cho mỗi quốc gia có thể thay đổi, chủ yếu sẽ gồm:
- Giấy ủy quyền (theo mẫu của từng quốc gia): 02 bản (Lưu ý: riêng giấy ủy quyền đăng ký ở Thailand thì cần phải được công chứng).
- Thư lệnh nộp đơn (tham khảo mẫu – An Luật Việt Nam): 01 bản.
- Mẫu nhãn hiệu: File jpeg rõ nét.