Thang Bảng Lương & Những Điều Cần Chú Ý
Thang bảng lương trong doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp thương lượng về lương với NLĐ, cũng như là cơ sở để thực hiện các chế độ theo quy định (như tiền lương làm thêm giờ, tiền lương đóng BHXH …).
Tiền Lương và mức lương:
Tiền lương: Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương: Theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Mức lương: Theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Các văn bản liên quan:
Trách nhiệm của doanh nghiệp:
- Về quy định, Bộ luật lao động 2019 yêu cầu Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Trong đó, Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
- Tuy nhiên, khác với quy định của Bộ luật lao động 2012, doanh nghiệp sẽ không cần phải đăng ký hay thông báo với cơ quan lao động của địa phuơng về thang bảng lương của đơn vị, mà chỉ cần ban hành theo quy định và lưu trữ nội bộ là được.
- Quy định hiện tại cũng không còn yêu cầu về việc khoảng cách tối thiểu giữa 2 bậc lương, hay các khoản 5%, 7% đối với công việc nặng nhọc độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại, công việc có yêu cầu đã qua đào tạo …
Nội dung thang bảng lương:
- Hầu hết các thang bảng lương sẽ được xây dựng theo dạng bảng ma trận, bao gồm chức danh và các bậc mức lương của mỗi chức danh. Một số thang bảng lương có thể sẽ ghi nhận thêm các khoản phụ cấp cho các chức danh (nếu có), tuy nhiên phần lớn thì các khoản phụ cấp sẽ nằm trong một bảng quy định riêng để dễ quản lý, tránh nhầm lẫn.
- Bên cạnh thang lương, doanh nghiệp cũng cần có thêm quy định về điều kiện của từng chức danh (vd Giám đốc có yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm, năng lực như thế nào, trưởng phòng có yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm, năng lực như thế nào, nhân viên kế toán có yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm, năng lực như thế nào …).
Lấy ý kiến của NLĐ:
- Doanh nghiệp cần phải tổ chức đối thoại theo vụ việc để lấy ý kiến của NLĐ về nội dung của thang bảng lương (và định mức lao động, nếu có). Quy trình tổ chức đối thoại, thành phần tham dự sẽ thực hiện theo quy chế dân chủ của doanh nghiệp (tham khảo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
- Doanh nghiệp cũng phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở (công đoàn) về nội dung này.
Lưu ý:
Hiện tại, thang bảng lương sẽ do doanh nghiệp tự xây dựng, các cơ quan nhà nước sẽ không còn can thiệp vào việc xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiệp. Điều này vừa là một điểm lợi (bớt các ràng buộc, hạn chế, các thủ tục pháp lý) nhưng cũng là một thách thức với doanh nghiệp – xây dựng như thế nào để không vi phạm quy định pháp luật, thang bảng lương vẫn đảm bảo được tính khích lệ với NLĐ (những người làm có thâm niên cao, những người làm ở vị trí nặng nhọc độc hại hoặc yêu cầu tay nghề cao…). Doanh nghiệp cần hết sức lưu ý khi xây dựng thang bảng lương của mình – đặc biệt là đừng bỏ qua các thủ tục nội bộ, như việc tổ chức đối thoại với NLĐ để lấy ý kiến về thang bảng lương.